Bọc răng sứ khi về già liệu có đảm bảo ăn nhai và bảo tồn xương hàm tốt nhất hay không? Làm sao để tối ưu hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của răng sứ? Người cao tuổi bọc răng sứ liệu có an toàn và hiệu quả không, độ tuổi nào là phù hợp? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
1. Dấu hiệu nào cho thấy cần bọc răng sứ cho người cao tuổi?
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, bọc răng sứ có thể thực hiện được cho mọi độ tuổi, kể cả người già. Thông thường, bọc răng sứ khi về già áp dụng trong các trường hợp sau:
- Răng bị mòn, vỡ, hoặc nứt: Theo thời gian, răng của người cao tuổi có thể bị mòn do quá trình ăn nhai hoặc bị vỡ, nứt do tai nạn hay tổn thương.
- Răng bị nhiễm màu nặng: Răng bị ố vàng hoặc nhiễm màu do thức ăn, thuốc lá, hoặc quá trình lão hóa.
- Răng bị sâu, viêm tủy: Răng bị sâu nặng, không thể khôi phục bằng phương pháp trám răng thông thường. Sâu răng ăn vào sâu bên trong, gây viêm tủy răng.
- Răng có hình dạng bất thường: Răng bị mẻ, không đều hoặc có hình dạng bất thường gây khó khăn trong việc ăn nhai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
2. Bọc răng sứ khi về già có được không?
Có thể bọc răng sứ khi về già nếu có sự chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Quy trình bọc răng sứ giúp khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng, mang lại nụ cười tự tin. Đồng thời tăng cường chức năng ăn nhai, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Răng sứ cũng bảo vệ răng thật khỏi mài mòn, sâu răng và các tác động bên ngoài, giảm đau nhức và nhạy cảm, duy trì cấu trúc hàm và ngăn ngừa tiêu xương hàm do mất răng.
Tuy nhiên, trước khi bọc răng sứ, người cao tuổi cần kiểm tra sức khỏe tổng thể, điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu và cần chăm sóc răng đúng cách.
3. Lợi ích của bọc răng sứ cho người cao tuổi
Bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi như: cải thiện thẩm mỹ, cải thiện chức năng nhai và duy trì sức khỏe răng miệng.
- Cải thiện thẩm mỹ: Răng sứ sẽ che đi những khuyết điểm về răng như răng sứt mẻ, gãy vỡ, ố vàng, xô lệch, giúp người cao tuổi có nụ cười đẹp và tự tin hơn khi giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cải thiện chức năng nhai: Răng sứ có độ bền cao, giúp người cao tuổi ăn uống dễ dàng hơn, tiêu hóa tốt hơn. Răng sứ có tuổi thọ từ 10 – 20 năm, nếu chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách thì răng sứ có thể tồn tại lâu dài.
- Duy trì sức khỏe răng miệng: Răng sứ giúp bảo vệ răng thật khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, axit, mảng bám, ngăn ngừa sâu răng, mòn răng và các bệnh về nướu. Người cao tuổi sẽ dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, duy trì hơi thở thơm tho.
4. Hạn chế của bọc răng sứ cho người cao tuổi
Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa hiện đại nhưng cũng có một số hạn chế đáng lưu ý đối với người cao tuổi:
- Xâm lấn vào răng thật: Quá trình bọc răng sứ cần mài một phần cùi răng thật để gắn mão sứ. Việc mài răng có thể khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, đặc biệt là ở người cao tuổi do cấu trúc răng đã yếu đi theo thời gian.
- Biến chứng khi bọc sứ sai kỹ thuật: Trường hợp bác sĩ có tay nghề kém, bọc răng sứ sai kỹ thuật dẫn tới răng bị cộm, cứng khi ăn nhai. Khách hàng bị đau nhức, ê buốt răng kéo dài trong nhiều tuần. Thức ăn dắt lại quanh răng, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Dễ mắc bệnh răng miệng: Sau một thời gian, keo gắn răng sứ có thể bị bong ra làm hở viền nướu. Đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phá hủy răng thật, gây bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng.
5. Bọc răng sứ khi về già nên chọn loại nào?
Trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ khác nhau phù hợp theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Dưới đây là hai dòng răng sứ phổ biến nhất phù hợp để bọc răng sứ khi về già là răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
5.1. Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có ưu điểm là chi phí khá rẻ, chỉ khoảng 3 triệu VNĐ/răng nên rất phù hợp với những người không có điều kiện kinh tế dư dả, muốn chọn một giải pháp tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo ăn nhai tốt.
Tuy nhiên, dòng răng sứ kim loại có các nhược điểm như: độ cứng không cao, khả năng chịu lực thấp, tỷ lệ mài răng cao. Khi sử dụng lâu, răng thường gây hiện tượng đen viền nướu, xỉn màu,… Thời hạn sử dụng của răng sứ kim loại cũng khá ngắn, chỉ khoảng từ 5 – 7 năm. Vì vậy, người dùng nên cân nhắc kỹ trước khi chọn loại răng sứ này.
5.2. Răng toàn sứ
Răng toàn sứ là loại răng sứ tiên tiến nhất, được làm hoàn toàn bằng sứ Zirconia. Ưu điểm của dòng răng sứ này là sườn răng mỏng nên tỷ lệ mài răng ít. Răng có độ cứng cao, độ chịu lực tốt gấp 3 – 4 lần thậm chí 7 – 8 lần răng bình thường, lành tính, không gây đen nướu nên sẽ là lựa chọn ưu tiên nếu bọc răng sứ về già. Răng toàn sứ cũng có độ thấu quang tốt, tính thẩm mỹ cao nên phù hợp dùng cho mọi vị trí răng.
Thời hạn sử dụng của răng toàn sứ thường khá cao, có thể lên đến 10 năm. Nếu chăm sóc tốt thì răng có thể dùng được đến 15 – 20 năm. Vì vậy, đây là loại răng sứ phù hợp với những người có điều kiện kinh tế, quan trọng tính thẩm mỹ cũng như muốn sử dụng răng lâu dài.
6. Bảng giá bọc răng sứ cho người già
Để biết rõ về mức chi phí bọc răng sứ cho người cao tuổi, bạn có thể tham khảo bảng giá của Nha Khoa Samita, một đơn vị nha khoa có uy tín về bọc sứ.
7. Làm sao để bọc răng sứ khi về già đảm bảo an toàn
Bọc răng sứ là một phương pháp tốn khá nhiều chi phí cũng như tác động nhiều lên răng. Đặc biệt với người cao tuổi thì sức khỏe rất nhạy cảm nên quá trình bọc răng sứ về già phải được thực hiện cẩn thận. Sau đây là những lưu ý mà bạn cần tìm hiểu trước khi đưa người thân đi làm răng sứ.
7.1. Trước khi trị liệu
- Tìm hiểu kỹ nha khoa uy tín. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn bọc răng có an toàn và thành công hay không. Hãy lựa chọn những hệ thống nha khoa có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, dịch vụ trước trong và sau trị liệu tốt, minh bạch về chất liệu răng sử dụng.
7.2. Sau khi trị liệu
- Khi về già mà bọc răng sứ thì không ăn nhai đồ quá cứng, không dùng lực tác động mạnh vào răng sứ.
- Không dùng bàn chải cứng để đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa thay cho tăm tre.
- Thường xuyên massage nướu để máu lưu thông tốt hơn, răng sứ được bảo vệ an toàn hơn.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng những loại thức uống, đồ ăn có màu đậm, chất kích thích như bia, rượu,…
- Nên ăn đồ ăn mềm, ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước.
- Chú ý nhai đều cả 2 hàm để đảm bảo phân bổ lực đều khắp.
- Luyện tập từ bỏ thói quen nghiến răng nếu có.
- Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần.
8. Phương pháp thay thế bọc răng sứ khi về già hiệu quả
Giải pháp tốt nhất để cải thiện khả năng ăn nhai cho người già đó là trồng răng implant thay vì bọc sứ. Trồng răng Implant là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng giúp thay thế chân răng đã yếu bằng trụ chân răng implant vững chắc, được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm nhằm đảm bảo khả năng chịu lực khi ăn nhai cũng như hạn chế sự tiêu biến của xương hàm.
Với đặc điểm cấu tạo bề mặt nên răng implant có khả năng tích hợp xương hàm tốt, giúp sự liên kết của xương hàm với răng Implant được đảm bảo nhất có thể, kéo dài tuổi thọ răng sứ được phục hình.
Thêm vào đó là đặc tính tương thích sinh học cao của implant nên hoàn toàn không gây ra bất kỳ kích ứng nào cho sức khỏe răng miệng, giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
Hy vọng bài viết đã chia sẻ chi tiết về vấn đề răng sứ khi về già. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Samita để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng.